Xã hội và kinh tế ngày càng phát triển, nó làm nảy sinh nhiều quan hệ tranh chấp càng phức tạp, có nhiều quan hệ tranh chấp thậm chí pháp luật chưa kịp dự liệu (cơ quan lập pháp chưa kịp hoàn thiện các quy phạm pháp luật để điều chỉnh);
“Tội lừa dối khách hàng” cũng là một trong các tội “mới”, được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.”
Chúng ta nên lưu ý điểm giống và khác nhau giữa 3 loại tội phạm: “tội lừa đối khách hàng”, “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:
- Đều có một điểm cơ bản chung là “dùng thủ đoạn gian dối, hướng tới mục đích chiếm lợi từ tài sản…; Có thể coi đây cũng là một trong các “ranh giới cơ bản” để nhận biết và làm cơ sở cho việc định tội danh một cách chính xác hơn.
- Ba loại tội phạm này sẽ có vài đặc điểm nổi bật để phân biệt (khác nhau):
Tội lừa dối khách hàng chỉ diễn ra trong lĩnh vực hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì diễn ra ở nhiều lĩnh vực hơn (như tài chính, ngân hàng, tiền tệ, nhà đất, bán hàng đa cấp, hợp đồng góp vốn mua đất, vẽ dự án ma…);
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì thường diễn ra từ các hoạt động cấm cố, vay mượn, thế chấp…và ý định chiếm đoạt ở loại tội phạm này luôn xuất hiện sau khi thực hiện hành vi giao kết hợp đồng (nếu xuất hiện ngay từ đầu thì thường sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)…;
Kể từ
khi điều luật được ban hành, ít có trường hợp nào bị khởi tố với tội danh “lừa dối
khách hàng”, bởi vì như đã nêu ở trên, ranh giới giữa loại tội này và “Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”(Điều 175), “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
(Điều 174) là rất mỏng manh (chỉ là một
trong các lý do cơ bản)!
Về mức độ chế tài: Nhìn qua điều Điều 198 trích dẫn ở trên, ta thấy mức chế tài đối với loại tội phạm này còn quá thấp – mức hình phạt cao nhất chỉ đến 5 năm tù, dù là “gian dối” dẫn đến những thiệt hại kể cả ở mức độ rất lớn! Điều này chưa đủ tính răn đe, dẫn đến hệ quả là tội phạm có thể ngày càng lộng hành, ngày càng lạm dụng hành vi vi phạm, trong khi đó các thiệt hại thậm chí khó hoặc không thể khắc phục! Thiết nghĩ các cơ quan lập pháp nên xem xét và cân nhắc thêm điều này!
0 Nhận xét