Pháp luật hình sự quy định
“phòng vệ chính đáng” không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy chúng ta hiểu thế
nào là “phòng vệ chính đáng”, để khi rơi vào hoàn cảnh buộc phải tấn công lại tội phạm gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng mà vẫn có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 22, Bộ luật
hình sự năm 2015 quy định:
“1. Phòng vệ chính đáng
là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người
khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách
cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng
không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật này.”
Như vậy, để một hành vi
tấn công được coi là “phòng vệ chính đáng” khi thỏa mãn các điều kiện như sau:
- Mức độ nguy hiểm của
hành vi phòng vệ tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công.
- Hành vi phòng vệ phải xảy
ra tức thì (về mặt thời gian) tại thời điểm hành vi tấn công được thực hiện –
xét về mặt thời gian thì khoảnh khắc này là rất ngắn, nó không cho người phòng
vệ có cơ hội để lựa chọn phương án ngoài việc thực hiện hành vi tấn công lại đối
với người có hành vi xâm hại.
- Quyền và lợi ích được
hành vi phòng vệ bảo vệ phải là quyền và lợi ích hợp pháp (như: tính mạng, sức
khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức…).
- Hành vi phòng vệ chính
đáng chỉ được phép gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi xâm hại (Hành
vi phòng vệ không được phép gây thiệt hại cho người thứ 3).
Việc các cơ quan tiến
hành tố tụng đánh giá, phân định “ranh giới,
giới hạn cần thiết” trong phòng vệ chỉ là mang tính chất tương đối. Do đó,
nếu gây thiệt hại rõ ràng vượt quá “giới hạn cần thiết” thì người phòng vệ vượt
quá phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ được giảm nhẹ TNHS. Những trường hợp
hành vi phòng vệ vượt quá không rõ ràng thì có thể không phải chịu trách nhiệm
hình sự.
0 Nhận xét