Bản chất của giao dịch dân sự là sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên.
Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, các bên sẽ cần phải sử dụng một trong các biện
pháp bảo đảm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giao dịch
dân sự, thông thường là để đảm bảo cho các nghĩa vụ dân sự đã giao kết trước đó
sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo các quy định của pháp
luật.
Trên
thực tiễn, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được các cá nhân, tổ
chức sử dụng rất phổ biến.
Trong
cơ cấu của Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành, các nhà làm luật dành
một số lượng khá lớn các điều luật để quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ. Cụ thể, dành tới 58 Điều luật, từ Điều 292 đến Điều 350 để quy định về
vấn đề này. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của “những biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự” trong cuộc sống là như thế nào.
Xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn này, sau đây chúng tôi sẽ phân tích một cách khái
quát về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, với mong muốn là để
trong tương lai khi có nhu cầu (hoặc trong trường hợp buộc phải sử dụng), mỗi
chúng ta sẽ sử dụng nó một cách chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật hơn.
1.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Bộ
luật Dân sự 2015 quy định chín (09) biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được
liệt kê tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
1.
Cầm cố tài sản.
2.
Thế chấp tài sản.
3.
Đặt cọc.
4.
Ký cược.
5.
Ký quỹ.
6.
Bảo lưu quyền sở hữu.
7.
Bảo lãnh.
8.
Tín chấp.
9.
Cầm giữ tài sản.
Vậy,
chúng ta sẽ có một câu hỏi đặt ra là trong trường hợp nào nên sử dụng các biện
pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Chúng
ta biết rằng, trong các giao dịch dân sự khi nghĩa vụ được hình thành một cách
hợp pháp xuất phát tự sự thỏa thuận của hai hoặc nhiều bên thì bắt buộc các chủ
thể có nghĩa vụ phải tự nguyện thực hiện nó.
Tuy
nhiên, trên thực tiễn có nhiều trường hợp, người có nghĩa vụ không tự nguyện thực
hiện các nghĩa vụ của mình hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ như các bên đã
thỏa thuận (hoặc luật định), điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng các quyền
và lợi ích hợp pháp của bên còn lại sẽ bị xâm hại. Trong trường hợp này, chúng
ta sẽ phải đặt ra các biện pháp bảo đảm để nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
người có quyền trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, để các biện pháp bảo đảm này được
coi là hợp pháp khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ dân sự, pháp luật đã đặt
ra các quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm trong thực hiện nghĩa vụ dân sự
và coi đó như là một loại “vũ khí” trong tay người có quyền, để bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của họ! Đây cũng chính là một chế tài đối với bên có nghĩa vụ
để họ buộc phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền.
2.
Phân chia các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Dựa
vào quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên, chúng ta có thể chia
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ra thành 2 nhóm bao gồm:
Thứ
nhất, là nhóm hình thành không cần phải có sự thỏa thuận của các bên mà dựa
trên các quy định của pháp luật. Đối với nhóm này, người có quyền có thể áp dụng
biện pháp bảo đảm thuộc nhóm này mà không cần phải thỏa thuận cũng như sự đồng
ý của người có nghĩa vụ. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc nhóm này chính
là “cầm giữ tài sản”. Những quy định về biện pháp này được quy định từ
Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thứ
hai, là nhóm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ hình thành trên cơ sở
sự thỏa thuận của các bên. Có nghĩa là khi muốn áp dụng một hay một số biện
pháp bảo đảm nào đó trong nhóm này thì người có quyền, người có nghĩa vụ hoặc cả
với người thứ 3 phải có thỏa thuận với nhau về việc áp dụng biện pháp bảo đảm
đó. Các biện pháp thuộc nhóm này bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt
cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp. Nhìn vào đặc
trưng của nhóm biện pháp bảo đảm thứ hai này hình thành trên cơ sở thỏa thuận của
các bên, từ đó rút ra rằng, thực ra bản chất của những biện pháp trong nhóm này
chính là các giao dịch dân sự. Và khi nó là giao dịch dân sự thì các vấn đề
liên quan như: điều kiện có hiệu lực, vấn đề vô hiệu của giao dịch,… sẽ được áp
dụng cho tất cả các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại nhóm này (ví dụ hợp
đồng cầm cố, thế chấp phải thỏa mãn các điều kiện về mặt hình thức, nội dung
theo luật định thì mới phát sinh hiệu lực, nếu trái lại sẽ bị coi là vô hiệu…).
3.
Chức năng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Một
câu hỏi lớn khác được đặt ra khi nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ nữa đó chính là chức năng của chúng. Thì hiện nay, chức năng của các
biện pháp bảo đảm là để bảo bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Nó
được sinh ra với mục đích dự phòng, phục vụ cho nghĩa vụ ban đầu mà nó bảo đảm.
Từ đó mà chúng ta chỉ thực sự cần đến và áp dụng nó khi bên có nghĩa vụ vi phạm
thỏa thuận trong việc thực hiện nghĩa vụ, như: không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ,… Do vậy, khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt
(khi bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ, các bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa
vụ,…) thì biện pháp bảo đảm đương nhiên sẽ chấm dứt theo.
4.
Nghĩa vụ được bảo đảm:
4.1
Loại nghĩa vụ được bảo đảm:
Theo
quy định tại khoản 2 Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì loại nghĩa vụ được bảo
đảm bao gồm “nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều
kiện.”
Trong
đó bảo đảm nghĩa vụ hình thành trong tương lai hiện nay là vấn đề tương đối khó
tiếp cận, có xu hướng đang phát sinh và được vận dụng ngày càng nhiều trên thực
tế. Vì thế, chúng tôi sẽ chỉ tập trung phân tích vấn đề pháp lý này.
Bộ
luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai tại
khoản 3 Điều 293 và Điều 294 như sau:
Khoản
3 Điều 293:
“3.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong
thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Điều
294:
“Điều
294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
1.
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa
thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được
bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.
Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện
pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.”
Từ
những quy định nêu trên của pháp luật, chúng ta có thể rút ra được một số vấn đề
pháp lý đáng lưu tâm như sau:
Thứ
nhất, pháp luật quy định cho phép các bên thỏa thuận về vấn đề phạm vi nghĩa vụ
được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Thứ
hai, trong trường hợp mà các bên có thỏa thuận về thời hạn bảo đảm thì chỉ “nghĩa
vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.”. Như vậy có nghĩa rằng, những nghĩa vụ nào phát
sinh ngoài thời hạn bảo đảm thì không được coi là nghĩa vụ có bảo đảm, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác giữa các bên hoặc pháp luật có quy định khác, bên bảo đảm
không phải chịu bất cứ trách nhiệm cho những nghĩa vụ phát sinh sau thời điểm hết
thời hạn bảo đảm đó.
Thứ
ba, “khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập
lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.”. Có nghĩa là tại một thời điểm
nhất định trong tương lai, khi mà nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các
bên không cần phải tiến hành thỏa thuận, xác lập, công chứng, chứng thực, đăng
ký,… lại biện pháp bảo đảm đó nữa mà mặc nhiên, biện pháp bảo đảm tại thời điểm
hiện tại vẫn sẽ có hiệu lực và được áp dụng cho nghĩa vụ hình thành trong tương
lai đó (trừ trường hợp khi nghĩa vụ trong tương lai phát sinh thì thời hạn bảo
đảm đã hết).
4.2
Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm:
Khoản
1 Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“1.
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm
vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi,
tiền phạt và bồi thường thiệt hại.”
Như
vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm một
phần chỉ được đặt ra khi các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận. Nếu
các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì mặc
nhiên hiểu rằng phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm sẽ là toàn bộ. Toàn bộ ở đây được
hiểu là bao gồm nghĩa vụ gốc ban đầu và kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi
thường thiệt hại. Nghĩa vụ khác phát sinh không thuộc các trường hợp vừa liệt
kê sẽ không thuộc phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm.
Trên
đây là toàn bộ những phân tích (Phần 1) của chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp
lý “các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của bộ luật dân sự
năm 2015”.
Trong
thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để tiếp tục có những
bài viết phân tích chi tiết hơn về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự (đối với từng biện pháp được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2015). Kính
mong quý đọc giả sẽ tiếp tục đón đọc và cùng thảo luận về những bài viết của
chúng tôi.
0 Nhận xét