Việc các cơ quan tiến hành tố
tụng vì một lý do nào đó đã làm “chậm trễ” quyền gặp người đang bị tạm giữ, tạm
giam của người bào chữa (và bao gồm cả việc chậm cấp “Thông báo đăng ký bào chữa”
so với thời hạn do pháp luật quy định) sẽ làm chậm tiến trình cải cách tư pháp!
Bởi lẽ, khi quyền này bị “chậm
trễ” vì bất kì lý do bất hợp pháp nào, nó không chỉ đơn thuần làm ảnh
hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam, của
thân nhân họ, mà hơn thế nữa, nó còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tư pháp
(tính chính xác, khách quan, dân chủ và công bằng mà hiến pháp và pháp luật hiện
hành đã quy định);
Hiện nay, Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 (sửa đổi 2017) và 2 thông tư trích dẫn dưới đây quy định tương đối
chi tiết về quyền của người bào chữa gặp người đang bị tạm giữ, tạm giam, tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được các cơ quan lập pháp và tư
pháp sửa đổi, bổ sung:
1- Quy định mức chế tài cụ
thể đối với các trường hợp cố ý hoặc vô ý làm chậm trễ quyền nêu trên của người
bào chữa, nhằm nâng cao tính răn đe, hạn chế sự vi phạm, thiếu tính khách quan
trong các hoạt động tư pháp, nhằm nâng cao tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa
như Hiến pháp đã ghi nhận.
2- Cần phổ biến, kịp thời
quán triệt một cách đầy đủ, chính xác các quy định của pháp luật hiện hành (bao
gồm cả chế tài khi có sự vi phạm) đến các cơ quan tư pháp, nhằm thống nhất và
nâng cao tinh thần “nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân” như chúng ta thường hay hô hào (và Hiến pháp cũng đã ghi nhận);
- Căn cứ theo khoản 2, Điều
12 Thông tư số 46/2019/TT-BCA năm 2019:
“Việc tổ chức cho người bào
chữa gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày
23/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ
phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và viện
kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.”
- Khoản 2, Điều 10 Thông tư
liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018:
“Khi nhận được văn bản thông
báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ
lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ,
người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.”
0 Nhận xét