GIỚI THIỆU VỀ CHÚNG TÔI

header ads

THỜI HẠN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN BÀO CHỮA & THỜI ĐIỂM THAM GIA TỐ TỤNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA

 Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật tố tụng hình sự có vẻ hoàn thiện về mặt lý thuyết!

Trên thực tế, vẫn còn nhiều cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư bị chậm trễ so với thời hạn do pháp luật quy định.

Việc cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong các vấn đề góp phần nâng cao tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa như Hiến pháp đã quy định.

Do vậy, trước hết, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiêm túc tuân thủ một cách triệt để các quy định của pháp luật hiện hành để làm gương, để người dân không mất niềm tin vào Đảng và nhà nước, chính quyền và pháp luật!

 A. THỜI HẠN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN BÀO CHỮA

* Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản (khoản 4, Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2017))

* Các trường hợp không được tham gia bào chữa (bị từ chối):

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xóa án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc (Khoản 4, Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự)

 * Trường hợp  từ chối, thay đổi người bào chữa

Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối (Khoản 2, Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự)

Quy định này so với Luật cũ sẽ hạn chế việc điều tra viên gặp bị can (đang tạm giam) “yêu cầu”  ký đơn “không nhờ luật sư” do người thân nhờ.


B. THỜI ĐIỂM THAM GIA TỐ TỤNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra (Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự)


Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Gọi Chúng Tôi